Bài viết trình bày về 4 loại mạch phải biết trong việc bắt mạch. Đó là các mạch: sắc, đại, hoãn, hồng. Mỗi loại mạch có một đặc điểm khác nhau. Mạch có ý nghĩa rất quan trọng. Đặc biệt trong y học cổ truyền. Nó sẽ đại diện cho mức độ hoạt động động mạch của nhịp tim. Mạch được đo bằng các ngón tay. Mạch có thể được cảm nhận và đo ở bất kỳ chỗ nào.
Vậy khi nào thì bắt mạch sắc? Khi nào thì cần đến mạch đại? Những loại mạch này vẫn khiến nhiều người phân vân. Bởi chúng ta chưa nắm rõ về các loại mạch này. Đây là thông tin mà nhiều người nên biết. Bởi nó rất hữu ích trong cuộc sống. Không chỉ riêng gì trong y học cổ truyền. Chúng sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt hơn. Cũng như là một cơ thể hoàn hảo hơn.
Mạch sáp ( hay còn gọi là mạch sắc)
Sáp, Sắc nghĩa là rít rịt. Đây là một loại mạch quan trọng. Sức mạch đi trì trệ, rít rịt tựa như dựng đứng lưỡi dao, cạo vào ống tre, nó rít rịt không trơn.
Xem hai mạch Hoạt, Sáp căn cứ vào sức mạch đi trơn hay rít mà biết. Hoạt trơn không rít. Sáp rít không trơn. Hoạt hữu dư, Sáp bất túc.
Nguyên nhân phát sinh mạch sáp: Mạch Sáp chủ về Tinh Huyết suy kiệt. Nam nhân có mạch Sáp, tinh suy kiệt.
Nữ nhân có mạch Sáp, Huyết trì trệ ứ đọng hay băng lậu. Nếu khi mang thai mà có mạch Sáp thì trong thai thiếu máu, thai bị đau
Mạch Sáp là do tân dịch hao tổn, huyết thiếu, không nhu nhuận được kinh lạc.
Mạch đại – loại mạch quan trọng phải biết
– Đại là to lớn. Sức mạch đi Phù án thì như nước nổi lên tràn đầy dưới ngón tay ta, mà trầm án thì lại lan rộng ra mà mềm yếu đi, tức là phù án thì hữu lực, mà trầm án thì vô lực.
Mạch Đại, rộng và to khác thường, chỉ không cuồn cuộn như mạch Hồng mà thôi”.
Nguyên nhân phát sinh mạch đại
– Mạch Đại là huyết và khí đều thịnh, Mạch thấy Đại mà cứng là huyết khí đều thực”.
– Khi đang mắc bệnh, thấy mạch Đại là tà khí thịnh, chính khí suy. Bệnh thấy mạch Đại là bệnh sắp phát nặng. Bệnh mới mắc mà thấy Đại là thuộc thực, bệnh lâu ngày thấy mạch Đại thuộc Hư”.
Mạch hoãn – loại mạch thứ ba bạn phải biết
– Hoãn là thong thả hòa hoãn. Sức mạch đi thong thả hòa hoãn, một hơi thở mạch đến 4 lần (nhất tức tứ chí).
Mạch Hoãn đi khoan hòa, đều đặn, số mạch đập không thay đổi mấy. So sánh 2 mạch Đại Hoãn: Đại thì Tà khí thắng Chính khí, nghĩa là tà khí đang là dữ nên mạch to lớn. Hoãn thì Chính khí đã thắng tà khí, nghĩa là chính khí đã trở lại, tà khí phải rút lui, nên mạch êm dịu.
Nguyên nhân phát sinh mạch hoãn
– Trong khi mắc bệnh hàn hay bệnh nhiệt gì đó đang làm dữ mà xem thấy mạch Hoãn là tà khí đã thoái, Chính khí đang hồi phục, tức bệnh sắp khỏi.
– Khi bình thường không bệnh mà xem thấy mạch Hoãn thì lại là Khí huyết hư.
– Khí cơ bị thấp tà dính lại gây nên. Tỳ Vị hư yếu, mà Tỳ Vị là nguồn của khí huyết, khí huyết bất túc, không vận hành được, kết lại gây nên mạch Hoãn”.
Mạch hồng
Hồng là sóng nước, Câu là móc câu. Sức mạch đi rộng chắc trong đường mạch mà vương mạnh lên rồi lại lùi xuống, lùi xuống rồi lại vương lên đều mạnh, khác nào như sóng nước nổi lên, lùi xuống từng đợt, từng đợt.
Trong chổ nổi lên lùi xuống đó, tạo ra hình móc câu. Phù án, Trầm án cũng đều như thế.
Nguyên nhân phát sinh mạch hồng.
– “Nhiệt tràn đầy ở bên trong, đường mạch to ra và đẩy trào lên, gây ra mạch Hồng”.
– “Nhiệt là thương tổn phần âm, âm khí hư ở bên trong mà dương khí phù việt ra bên ngoài cũng gây ra mạch Hồng”.
– Mạch Hồng chủ bệnh nhiệt. Vì khí huyết khô nóng nên cả Biểu và Lý đều nhiệt cực.
– Mạch hồng là mạch chủ của mùa hạ.
Các bạn có thể tìm thêm các thông tin liên quan tại: Y học cổ truyền.
Nguồn: duocthu.com