3 Phương pháp trị bệnh bên ngoài trong đông y

3 Phương pháp trị bệnh bên ngoài trong đông y là thông tin hữu ích. Đó là: phương pháp xông, đánh gió, đắp trị bệnh. Mỗi phương pháp sẽ có mục đích khác nhau. Có ưu, nhược điểm khác nhau. Khi nào cần xông trị bệnh? Khi nào cần phải đánh gió? Đây là những thắc mắc thường thấy. Không phải ai cũng dễ dàng trả lời được. Do đó, cần nắm được đặc điểm của từng phương pháp để vận dụng hiệu quả hơn.

Bài viết trình bày về 3 Phương pháp trị bệnh bên ngoài trong đông y. Từ đó người đọc sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về nội dung quan trọng này. Đây là những thông tin mà nhiều người nên biết. Chẳng hạn như nên xông trong bao lâu. Bởi nó rất hữu ích trong cuộc sống. Nhất là đối với sức khỏe của chúng ta.

Phương pháp xông trị bệnh

Định nghĩa: Phương pháp xông là phương pháp độc đáo của y học Việt Nam là phương pháp đơn giản nhưng cho hiệu quả cao đối với một số bệnh ngoại cảm như phong hàn phong nhiệt phong thấp. Người ta sử dụng những lá có mùi thơm của tinh dầu như xả cam hương nhu hoặc những lá mang tính chất giải nhiệt như lá tre.

Có hai phương pháp xông: xông toàn bộ và xông cục bộ.

Xông hơi là một phương pháp trị bệnh tốt
Xông hơi là một phương pháp trị bệnh tốt

Xông toàn bộ

Xông toàn bộ rất quan trọng trong đông y. Tiến hành xông bằng cách đặt nồi lá xông phía trước chỗ bệnh nhân. Rồi trùm chăn kín mở nắp nồi xông. Thời gian xông kéo dài khoảng 10 đến 20 phút thỉnh thoảng đảo lá xông. Hơi nước cùng hơi tinh dầu bão hóa kích thích khai mở tấu lý, phát hãn giải biểu.

Sau khi xong xong phải lau sạch mồ hôi. Đồng thời phải uống thêm 50-100ml nước lá xông để tăng áp lực thẩm thấu tăng giải biểu phát hãn lợi niệu giúp cho quá trình giải nhiệt và bài xuất chất độc của cơ thể.

Xông cục bộ

Xông do đau đầu, đau gáy: nung một viên gạch nóng già, đặt lên mặt viên gạch lớp lá ngải cứu tươi hoặc cúc tần hương nhu và rưới lên một cốc rượu, nhẹ nhàng đặt phần đau của đầu lên trên cần thận trọng để tránh bị bỏng, trùm một khăn vuông kín đàu và viên gạch.

Xông do đau khớp từ gối trở xuống hay tê buồn chân: đào một hố sâu có kích thước bằng chiều dài từ đầu gối đến chân hoặc dùng một thùng sắt có kích thước nói trên, cũng đặt một viên gạch nung nóng già như trên xuống đáy hố đáy thùng và cũng đặt lên trên một lớp lá ngải cứu và lá cây chìa vôi lá xoan chồi, tất cả các thứ trên được giã giập rồi trọn đều sau đó giải đuề trên mặt viên gạch đã nung sẵn rưới lên trên viên gạch và hỗn hợp thuốc nước đồng tiện hoặc rượu rồi đặt nhẹ nhàng hai bàn chân lên xông hôi nóng bốc lên cần đậy kín từ gối thời gian xông là 30 phút.

Thời gian xông không nên quá 30 phút.
Thời gian xông không nên quá 30 phút.

Phương pháp đánh gió hay còn gọi là đánh cảm bắt gió

Khi bị cảm nhiệt hay cảm nắng có thể đánh gió băng nhiều cách chà xát nhẹ lên da toàn thân một số dược liệu. Đó là: lá trầu không tươi giã nát bọc trong miếng gạc có thấm rượu nóng. Chà xát mạnh hơn ở vùng gáy đặc biệt là huyệt phong phủ và dọc sống lưng, hai lòng bàn tay và bàn chân. Hoặc dùng củ gừng giã nát xào nóng. Rồi cho vào miếng gạc mềm rồi cũng làm như đối với lá trâu không

Phương pháp tắm rửa: dùng lá tươi vò nát, pha thêm nước giã sạch. Hoặc nước lã đun sôi để nguội để tắm cho trẻ con vào mùa hè như lá đao, hoa hòe lá sài đất… để tránh rôm sảy mụn nhọt lá và cành hoa mùi dùng tắm vào mùa đông hoặc nấu nước lá xà cừ giã lá ba chạc tắm rửa khi ngưa hay có vết thương.

Đánh gió cũng là một phương pháp đáng chú ý.
Đánh gió cũng là một phương pháp đáng chú ý.

Phương pháp bó đắp trị bệnh

Thường dùng phương pháp này khi bị chấn thương đau cơ đau xương. Dược liệu có thể dùng dưới dạng tươi rồi giã nát sau đó bó đắp. Như lá bưởi bung, vỏ cây gạo trộn với dấm. Bóp lá láng nóng cũng có thể dùng bột khô tán mịn của các dược liệu quế đinh hương

Các bạn có thể tìm thêm các thông tin liên quan tại: Y học cổ truyền.

Nguồn: duocthu.com