Tổn thương thận cấp là hiện tượng thận bị đột ngột suy giảm chức năng. Thông thường, bệnh này thường diễn ra đồng thời với một hoặc vài loại bệnh khác. Tuy nhiên, những thói quen xấu thường ngày cũng là yếu tố gây tác động trực tiếp đến thận. Đây là điều hoàn toàn có thể kiểm soát được nhưng đa số mọi người lại khá chủ quan. Chẳng bao giờ là quá muộn để bạn thay đổi những thói quen không tốt để giữ gìn bảo vệ chính cơ thể mình. Đặc biệt là khi chúng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tổn hại nghiêm trọng đến bạn. Đối với tổn thương thận cấp, nếu bạn có những thói quen dưới đây, hãy thay đổi càng nhanh càng tốt để bảo vệ sức khỏe cho cơ thể bạn.

1. Dùng thuốc giảm đau tùy tiện

Các loại thuốc giảm đau có nhiều khả năng gây ra tổn thương ở thận. Để khắc phục vấn đề này, người bệnh cần giảm liều lượng sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn. Đồng thời, khi thực sự cần phải sử dụng, bạn phải dùng đúng liều lượng đã được chỉ định.

2. Ăn quá mặn

Thói quen ăn mặn hoặc đồ nhiều muối không chỉ làm bạn có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp mà còn gây ảnh hưởng cho thận. Nếu bạn ăn nhiều thịt xông khói, các loại mắm hay đồ ăn nhanh…, thận phải tăng cường làm việc để lọc lượng muối dư thừa ra khỏi cơ thể. Điều đó sẽ khiến bộ phận này mệt mỏi, và dẫn đến chứng tổn thương thận cấp.

3. Thu nạp nhiều thức ăn nhanh

Giống với thói quen ăn mặn, việc thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh cũng khiến thận phải mệt mỏi. Thức ăn nhanh chứa nhiều muối và phốt pho. Người bệnh thận cần cắt giảm tối đa loại đồ ăn này trong chế độ ăn uống thường nhật. Protein ở các loại thịt đỏ làm tăng cao lượng axit trong máu. Điều này cũng gây hại cho thận.

Không nên ăn quá nhiều thịt đỏ

Nhiễm toan là tình trạng xảy ra do thận không đủ khả năng loại bỏ lượng axit dư thừa ra khỏi cơ thể. Dù protein cần thiết cho cơ thể nhưng bạn không nên hấp thu quá nhiều. Thay vào đó, hãy cân đối protein từ thịt đỏ với các loại rau củ, trái cây.

5. Ăn ngọt

Đường là nguyên nhân lớn gây ra béo phì. Mà béo phì làm tăng khả năng gây bệnh huyết áp cao và tiểu đường. Và chúng đều gây ra bệnh thận. Người thích ăn ngọt dễ bị tổn thương thận cấp hơn người có ý thức giảm thiểu lượng đường đưa vào cơ thể. Vì thế, trước khi muốn ăn một loại đồ ăn nào đó, bạn hãy kiểm tra thành phần và hàm lượng đường để biết cách cân đối.

6. Uống ít nước

Khi cơ thể được cung cấp đủ nước mỗi ngày, hệ tiết niệu (nhất là thận) sẽ có điều kiện tốt để lọc bỏ lượng muối dư thừa và độc tố khỏi cơ thể. Uống đủ nước cũng là một trong những cách đơn giản nhất để phòng ngừa bệnh sỏi thận. Với người bình thường, lượng nước trung bình cần tiêu thụ là 2 lít/ngày. Người vận động mạnh hoặc di chuyển nhiều ngoài trời nắng sẽ cần uống nhiều nước hơn.

7. Mất ngủ hoặc thường xuyên thức khuya

Mọi cơ quan trong cơ thể, trong đó có thận đều sẽ làm việc đúng chức năng khi bạn đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc. Thường xuyên thức muộn hoặc bị thiếu ngủ làm tăng nguy cơ tổn thương thận. Nếu thiếu ngủ hoặc ngủ muộn, thận sẽ phải làm việc quá sức trong khi đáng ra nó phải được nghỉ ngơi.

Thức khuya ảnh hưởng đến thận

8. Hút thuốc lá

Hút thuốc lá gây ra rất nhiều ảnh hưởng cho các cơ quan nội tạng của cơ thể. Bộ phận bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là phổi, tim và thận. Người thường xuyên hút thuốc lá có nhiều khả năng có protein trong nước tiểu. Đó là một dấu hiệu cho thấy người đó đã bị tổn thương thận cấp.

9. Uống nhiều bia, rượu

Nếu bạn uống từ 4 ly rượu hoặc bia trở lên mỗi ngày, bạn dễ có nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính. Theo nghiên cứu, người nghiện rượu hoặc người lạm dụng bia rượu có tỉ lệ bị tổn thương thận cấp gấp năm lần so với người không uống rượu.

10. Thói quen lười vận động khiến bạn có thể bị tổn thương thận cấp

Tập thể dục đều đặn sẽ giúp bạn cải thiện huyết áp và tăng cường chuyển hóa glucose. Đây là yếu tố quan trọng để bạn tăng cường sức khỏe cho thận. Vì thế, người ít vận động dễ bị tổn thương thận cấp hơn những người khác.

  • Xem thêm nội dung về dinh dưỡng theo bệnh lý  Tại đây

Nguồn : hellobacsi.com